Nghĩ như một tập đoàn (enterprise)

Nghĩ như một tập đoàn (enterprise) 1

Cuối năm 2021 là thời điểm mình nhìn lại cả một năm phấn đấu để đưa CodiHaus phát triển, tạo lập những cơ sở nền tảng để năm 2022 phát triển nhanh hơn, bứt phá hơn.

Thời điểm đó mình đã có cơ hội để làm việc đúng nghĩa với các tập đoàn, như Acer Việt Nam, beGroup, Cake.vn,…và với những trải nghiệm thực chiến, mình đã phải định hình lại mô hình hoạt động của CodiHaus, gò mình để trở thành một Tech Partner đúng nghĩa.

Cốt lõi

Với một tập đoàn, quan trọng là quy trình!

Các tập đoàn đã có các quy trình sẵn, và chúng ta không thể phá vỡ quy trình đó được. Mọi thứ phải đúng quy trình, vì đó là việc quy trách nhiệm cho chính từng cá nhân – bộ phận mà quy trình đó đi qua.

Nhân sự trong các bộ phận, quy trình đó, cho dù là bạn thân hay tay trong đi thì cũng không thể phá vỡ quy trình của các bộ phận khác, cao lắm là du di cho những điểm trong bộ phận của họ, hoặc họ chỉ cho bạn cách làm nhanh nhất vì biết đường đi nước bước tại đó thôi.

Mình phải làm gì?

Một khi đã hiểu quy trình và thông thường họ sẽ có những gì, linh động được phần nào – cứng khắc phần nào, thì mình cần phải thay đổi, thực tế là chuẩn bị tất cả những case mà bạn có thể gặp phải, và có ngay phương án để ứng biến.

Ví dụ trong mảng dịch vụ và CodiHaus đang cung cấp, tụi mình có một phần là kiến trúc hệ thống.

Đối với các phần mềm hoặc giải pháp mà mình cung cấp, mình phải ứng biến để đưa được các giải pháp đó chạy được ở kiến trúc của khách hàng. Cụ thể ở đây là khách hàng đang dùng Kubernetes (K8S), vậy câu hỏi là làm sao để chạy được?

Hay ở tầng kinh doanh, thì mình phải hiểu cách họ hoạt động, họ tìm kiếm vendor để outsoure thì hiển nhiên họ đã tính toán các chi phí cần thiết, ví dụ thay vì thuê người làm in-house thì cần 100.000.000đ, nhưng rất nhiều vấn đề như tuyển dụng, BHXH, BHYTE, thưởng T13….thì họ sẽ cố gắng tìm các vendor với giá gần với budget của họ.

Hoặc ở tầng vận hành, người mà bạn làm việc có quyết định được không? Việc ra quyết định này có sự tham vấn của các bên không? Rủi ro của việc nhiều bên tham gia trong quá trình ra quyết định thì khá rõ rồi.

Đây chỉ là một việc rất nhỏ thôi, trong bộ quy trình của khách hàng, mình còn phải chuẩn bị nhiều thứ nữa, mình nêu để mọi người thấy việc mình gò mình để vào được một tập đoàn là điều cần thiết.

Mình đã làm gì?

Về công ty, tại CodiHaus hoặc Moontech, mình phải đưa ra các quyết định để giải quyết vấn đề một cách toàn diện nhất, ví dụ:

Về cá nhân, ngoài việc cải tiến quy trình làm việc của công ty, mình cũng phải tập thay đổi về tư duy.

Trong quá trình làm việc với các tập đoàn với tư cách là người tư vấn/cung cấp giải pháp, mình phải chấp nhận việc nghe những câu nói – nghe có thể là tổn thương hoặc tự ái về nghề nghiệp.

Ngoài ra, chúng ta sẽ vấp phải các ý kiến trái chiều, đâm chọt hoặc sự khó chịu của các bên.

Những điều này là không thể tránh khỏi, vì vậy:

Có cần bất chấp không?

Thực tế, với mình, cái gì hiệu quả thì làm. Nếu một dự án phải cần resource 4 người làm liên tục trong 01 tháng, tổng chi phí là 100.000.000đ thì:

Trước khi đưa ra quyết định, hãy hỏi bản thân xem, làm vậy có hiệu quả không? Vì đa số những dự án về tập đoàn, chi phí thường sát và mình thường là lời về danh tiếng, cái này tuỳ mình quyết định nhé!

Như mọi khi, có thể đây là trải nghiệm cá nhân, mình rất vui nhận được góp ý của mọi người!

Exit mobile version