Lấy đà cho sự nghiệp

Mỗi chúng ta sẽ có những bước đi riêng, sẽ không ai giống ai hết. Vì đó là cuộc đời của mỗi người, chúng ta làm chủ nó.

Dạo gần đây, sau khi tập thói quen chạy bộ được một thời gian, Tọi thấy việc chạy bộ và cuộc đời, cơ bản thì nó giống nhau.

Với sẵn hôm bữa có lời chia sẻ với mấy bạn học trò của thầy Nhiệm hôm chia tay, nên ghi lại, mong giúp ích cho các bạn trẻ phần nào.

1. Khởi động

Cái nghề nó chọn người, câu này thường đúng.

Chỉ có một số ít là có định hướng và đi theo định hướng nghề nghiệp rõ ràng. Còn lại, Tọi thấy chủ yếu là học một ngành, làm một nghề hoàn toàn khác.

Trước khi đi làm, ai cũng phải chuẩn bị cho mình những kiến thức căn bản.

Một năm, trường đại học A có 5000 sinh viên tốt nghiệp ngành cơ khí, kĩ thuật.

Vậy ra trường, mình có gì khác so với 4999 bạn còn lại?

Với câu hỏi này, chúng ta phải chuẩn bị cho bản thân những kĩ năng cơ bản và cần thiết. Như: phân tích, làm việc nhóm, giao tiếp, ứng xử,…

Ngoài những cái đó, còn những cái khác làm mình nổi bật hơn so với người khác, đó là ngoại hình, tư duy.

Ngoại hình không cần đẹp, nhưng phải chỉn chu và đáng tin cậy.

Tư duy thì đương nhiên, phải cần sắc sảo và nhah nhạy, giải quyết vấn đề hiệu quả.

Cái vụ tư duy này quan trọng, sẽ viết riêng một bài nhen!

2. Chạy đà

Một khi đã được nhận vào công ty rồi, đây là một cơ hội để mình tích lũy kĩ năng chuyên sâu để phục vụ công việc.

Sẽ ít ai thành công mà không chạy đà.

Xem việc chạy đà là tích lũy, và tích lũy nhiều cái, không chỉ riêng về tiền bạc hoặc kinh nghiệm.

Tích lũy trong giai đoạn đi làm là rất cần thiết, mà Tọi cho là các bạn tới bây giờ, đi làm được khá nhiều thời gian rồi, vẫn chưa để ý tới sự tích lũy này.

Để liệt kê những tích lũy quan trọng nhất, Tọi thấy có:

Giả sử mình sẽ một lòng một dạ với nghề, sống chết với nghề đã chọn, thì có 4 gương mặt phía trên có thể kể liền ra, mà nó thực sự quan trọng.

Chắc bạn sẽ hỏi: Sao không đưa kinh nghiệm vào?

Vì kinh nghiệm, nó rộng lớn quá trời.

Và mỗi một mảng thì đều cần kinh nghiệm, nên nội hàm của 04 gương mặt phía trên, theo Tọi đã bao gồm cả kinh nghiệm trong đó rồi.

2.1 – Trình độ chuyên môn hay Tư duy làm nghề

Sau 01 năm đi làm, tại sao bạn được trọng dụng và tạo cơ hội, trong khi bằng cấp của bạn không bằng người khác?

Vì bạn có điều mà người ta cần, có thể là tư duy, hoặc khả năng lãnh đạo (hoặc lãnh đạn).

Trình độ không được đánh giá bởi tờ giấy chứng nhận đâu!

Bạn có trình độ hay không, thể hiện bằng cách bạn xử lí vấn đề.

Cũng một vấn đề, có người làm trong 10 phút, có người làm trong 10 ngày, kết quả như nhau. Thì đương nhiên 10 phút sẽ được chọn.

Tương tự, một người có trình độ chuyên môn sẽ dám khẳng định tôi đúng, mà đúng thiệt!

Nghĩa là, người ta có thể chịu trách nhiệm với công việc của mình.

2.2 – Tài chính

Cái này cực kì quan trọng nha, ai nói không cần tiền, khởi nghiệp tay trắng này kia là bậy nha.

Tiền bắt buộc phải có.

Đi làm, phải tích lũy được tài chính cho cá nhân.

Cái tài chính tích lũy này, sẽ giúp mình nắm bắt được các cơ hội, không có tiền không nắm bắt được đâu!

Ví dụ, giờ crush cô kia, muốn nâng cấp bản thân để chinh phục được cô ấy, tiền đâu?

Ví dụ, giờ biết chắc vàng sẽ lên, cần đầu tư vào vàng, tiền đâu?

Ví dụ, giá đất đang rẻ, vay 100% để mua thì không có lời, có 50% – vay 50%, tiền đâu?

Đào đâu ra giờ? Lương đi làm 10 triệu, chi tiêu cuộc sống hết 08 triệu, 02 triệu mỗi tháng không làm nên mùa xuân. Nhưng 12 tháng thì có.

Nhiều người chỉ làm công ăn lương, làm tàng tàng, nhưng vẫn mua được đất, cất được nhà, là nhờ tích lũy tài chính.

Vậy nên, kiểu gì thì kiểu, lớn hay nhỏ gì cũng vậy, phải có tích lũy tài chính nhé.

2.3 – Mối quan hệ

Khi mới đi làm thì chưa cần đao to búa lớn, vì lúc đó mục tiêu tối thượng là phát triển bản thân, nghề nghiệp.

Nhưng mình nên nắm lấy các mối quan hệ, ngay từ lúc đi làm.

Làm trong môi trường văn phòng, sẽ có người thích, có người ghét.

Làm sao để người thích nhiều hơn người ghét là được.

Để sau này ra ngoài, không làm công ty đó nữa, còn liên lạc với nhau, còn trao cho nhau những cơ hội.

Cơ hội nó không đến liền đâu, đôi khi là lắc nhắc, đôi khi là liên tục, có điều chắc chắn là nó sẽ đến vào lúc bất ngờ nhất, lúc bạn cần nhất.

Và, sau một khoảng thời gian, những người cùng trang lứa với mình, cũng sẽ trưởng thành hơn, thay thế vị trí lãnh đạo ở những nơi khác nhau.

Thì không tội gì phải thêm thù mà bớt bạn, làm ngược lại, thêm bạn, bớt thù, nghe!

2.4 – Thương hiệu cá nhân

Cái này đơn giản là khi sống với nghề, nên đặt cho mình cái danh!

Như nhà báo phải có bút danh, nhà thơ cũng vậy, nghề nào cũng cần có cái danh hết các bạn.

Thí dụ, mình hay tự xưng là Tọi, cái tên này vừa thân thiết, vừa dễ nhớ.

Còn danh bạ thì recommend mọi người ghi là: Toại CodiHaus?

Thương hiệu nó phải có cái gì đó rõ ràng, nhắc tới là nhớ.

Ngoài ra, thương hiệu cũng là hình ảnh và lòng tin nữa.

Bạn chắc nghe trong bữa cơm gia đình, ba mẹ sẽ nhắc tới ai đó, kiểu vầy:

Đó, kiểu vậy.

Thành ra, mình cần xây đựng được hình ảnh của mình trong mắt mọi người, làm sao khi nhắc tới mình, mọi người nhắc tới một đứa đáng tin!

Về đích

Cái này Tọi chưa có nhiều trải nghiệm và quan sát, sẽ chia sẻ sau nhé. 😀 😀 😀

Exit mobile version