Đứng trên vấn đề

Đứng trên vấn đề 2

Bài trước, Tọi đã nói về hình ảnh Cơ hội như những chuyến xe Bus rồi, bạn có thể xem ở bài này để hiểu một cách đơn giản nhất về cơ hội.

Sẽ có vài lần mọi người sẽ thấy mấy tấm poster treo tường hoặc hình ảnh đâu đó, rằng “Think outside the box”, như hình dưới.

Nhưng dần dần thì những tấm khẩu hiệu này nó cũng…bình thường, đi đâu cũng gặp, mà chúng ta không thực sự nghĩ thông về nó. Bản thân mình nghĩ nó khá là trừu tượng, nên mình sẽ dùng một câu khác, ánh xạ của câu gốc nhưng vẫn diễn đạt đầy đủ ý nghĩa.

ĐỨNG TRÊN VẤN ĐỀ

Theo mình thì đây là một câu khá là dễ tiếp cận, vì nó thuần Việt và đọc vào có thể hiểu ngay, đây cũng là lí do mình chọn bức hình “bird view” (xem toàn cảnh, từ trên xuống) cho bài viết này.

Khi chúng ta mắc kẹt trong những ngổn ngang thường nhật, những áp lực dồn nén sẽ vắt kiệt sức sáng tạo và tư duy mở trong các tình huống của chúng ta. Vì vậy, đôi khi việc cần là làm….thinh!

Đừng hiểu nhầm, đơn giản như chú Đen có viết rồi:

Khi mà người đàn ông của em trở nên lầm lì, cũng là lúc anh ta đang cố nghe con tim mình thầm thì

Đố em biết anh đang nghĩ gì – Đen Vâu

Thinh lặng sẽ giúp chúng ta tạm xa rời những bế tắc và cảm giác cùng cực lúc đó, để có thể dành cho tâm trí một khoảng không, và bắt đầu…giải quyết những vấn đề sau khi thinh lặng.

Đã có những lần mình rơi vào trạng thái cùng cực hoặc bất cần, muốn bỏ cuộc, nhưng sau đó, chính những điều đó giúp mình thấy rõ hơn vấn đề.

Ví dụ, mình thấy mình chưa thành công ở một số mảng, và mình hiểu rõ tại sao mình chưa thành công, vì vậy, sau đó mình sẽ phân tích vấn đề và khắc phục những chỗ yếu, để từ đó mình sẽ vá những lỗ thủng trong thùng nước.

Chúng ta bây giờ là hiện thân của những quyết định trước đó, vì vậy, sẽ khó có ai hiểu hết được chúng ta, trừ chính bản thân. Căn bản là chỉ có “ở trong chăn mới biết chăn có rận”, thì khi mình ở trong một mớ vấn đề, chính mình là người hiểu vấn đề nhất, từ đó tìm cách khắc phục.

Một điều nữa mình hay chia sẻ với các bạn rằng, chúng ta may mắn để trở thành một người – trong số 90% người bình thường của dân số thế giới.

Điều này giúp chúng ta trải nghiệm cuộc sống gần giống với 90% số người như vậy, và dùng chính những trải nghiệm đó để tìm ra phương án giải quyết vấn đề, cũng có thể là giải quyết cho 90% số người còn lại.


Bạn có quyền dừng lại, nhưng đừng bỏ cuộc!

Sau đây là một số ví dụ mà khi áp dụng vào thực tiễn, mình lấy Nam PT ra làm ví dụ tiếp vậy 😀

Nam PT nói với mình, đôi khi Nam mất khách hàng rất vô lý, tưởng chừng mọi thứ nó đã setup gọn gàng và chỉ cần đặt bút kí nữa là xong, nhưng câu chuyện trôi tuột, khách hàng lại chuyển thành…thợ lặn, lặn sâu hơn Aquaman.

Mình cũng được tập với Nam, tới giờ khoảng 02 tuần, và mình đã ở “trong vấn đề” rồi, nên mình bắt đầu tổng hợp lại, phân tích và “đứng trên vấn đề” như sau:

Về tư duy

Bạn chỉ cảm thấy buồn khi đã ít khách mà còn mất khách.

Nếu với mọi khách hàng, mình xem họ đều là khách PT, thì mất người này mình sẽ có người khác, lúc đó sẽ không còn phải đau buồn nữa.

Để xem họ đều là khách PT, mình cần phân tích những cái gì tốn thời gian, thì mình cắt giảm/loại bỏ.

Ví dụ: để thuyết phục khách PT, thì mình tốn thời gian ở phần lên lịch tập, lên bữa ăn, lên mẫu và mục tiêu tập luyện.

Cách giải quyết: lập mẫu, khách nào cũng sẽ được một bảng phân tích và các bài tập, bữa ăn khuyến nghị, kèm thông tin của Nam PT ở trên mẫu đó, khách nào vào cũng có thể in và phát một cach nhanh chóng

Về trải nghiệm khách hàng

Khách hàng thưởng bỏ Nam PT sau khi tập được khoảng 1-2 tháng. Đây là vấn đề nhức nhối.

Đứng ở vai trò khách hàng thời kì hiện đại, phân tích “tại sao khách không cần PT”, như sau


Vì vậy, để khắc phục những vấn đề trên, phải giải quyết:

Ví dụ:

Khách nhàm chán, vì sau 01 tháng đều biết rõ cách tập rồi, không cần PT. Vậy mình cần thiết kế bài tập không giống nhau, có thể tuần 01 sẽ là nâng tạ, nhưng tuần 02 sẽ là training về boxing. Để khách hàng không cảm thấy buồn chán và lặp đi lặp lại.

Khách hàng không thể cân đo số lượng thức ăn chính xác được, như là “ăn 130g cơm”, vậy cần phải qui đổi nó thành “cỡ 1 chén cơm”

Không phải khách nào cũng có khả năng nâng tạ hoặc đáp ứng được số lượng tạ theo lịch của PT, như vậy bản thân PT cần nghiên cứu về khách hàng kĩ hơn, để có những bài tập phù hợp hơn với thể trạng của khách hàng. Thay vì ngày đầu tiên vào sẽ tập trung giới thiệu các bài tập cho khách hàng, thì mình sẽ tập trung nhiều cho thói quen sinh hoạt và lịch ăn uống, kiểu thế.


OK, trên là việc mình từ “trong vấn đề” đến “trên vấn đề” và bắt đầu giải quyết vấn đề. Hi vọng là kinh nghiệm này sẽ giúp các bạn có thêm hành trang hữu ích trong cuộc sống.

Shoutout đến anh Châu, người đã tiếp lửa và giúp em ngộ ra vấn đề cũng như author của câu nói “Đứng trên vấn đề”.

Exit mobile version